Trong thời đại mà thông tin được sản xuất và tiêu thụ với tốc độ chóng mặt, việc nắm vững các nguyên lý cơ bản của truyền thông là điều cần thiết cho bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực này. Vì vậy, trong bài viết này, Navee Media sẽ cùng bạn khám phá định nghĩa chi tiết về mô hình truyền thông Lasswell, 5 yếu tố cơ bản cấu thành và một case study cụ thể nhằm mang đến cái nhìn thực tế về ứng dụng của mô hình này.

Mô hình truyền thông của Lasswell là gì?
Mô hình truyền thông Lasswell, do Harold Lasswell – nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ phát triển. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1948 trong tác phẩm “The Structure and Function of Communication in Society” (Cấu trúc và chức năng của giao tiếp trong xã hội).
Mô hình này phân tích quá trình truyền thông qua năm yếu tố cơ bản: Nguồn gốc (Source), Thông điệp (Message), Kênh truyền tải (Channel), Người nhận (Receiver), và Hiệu quả (Effect).
Mô hình truyền thông Lasswell là công cụ giúp các nhà quản trị và marketer đánh giá hiệu quả truyền thông, mang lại cái nhìn sâu sắc về cách thông điệp được truyền tải. Từ đó tối ưu hóa sự kết nối và hiệu quả của chiến dịch truyền thông thương hiệu.

Ưu và nhược điểm của mô hình Lasswell
Mô hình truyền thông Lasswell là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu việc truyền tải thông điệp. Tuy nhiên, như bất kỳ mô hình nào, nó cũng có những ưu và nhược điểm riêng:
Ưu điểm của mô hình truyền thông Lasswell:
- Đơn giản, dễ hiểu, giúp nhà quản trị dễ dàng hoạch định và tổ chức nội dung truyền thông.
- Có thể áp dụng linh hoạt với mọi phương tiện truyền thông và trong tất cả các hình thức giao tiếp.
- Tạo ra hiệu quả cao trong việc truyền đạt thông điệp và tiếp cận khách hàng.
Nhược điểm của mô hình truyền thông Lasswell:
Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý:
- Không có cơ chế nhận phản hồi từ người nhận thông điệp, do đó giảm khả năng điều chỉnh nội dung theo nhu cầu của đối tượng.
- Không đề cập đến yếu tố nhiễu, khiến quá trình truyền tải thông tin dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
- Nội dung truyền thông mang tính một chiều, thiếu khách quan và có khả năng làm sai lệch thông tin.
Hạn chế của mô hình Lasswell là mang tính một chiều
5 yếu tố trong mô hình truyền thông của Lasswell
Mô hình truyền thông của Lasswell nổi bật với năm yếu tố cốt lõi sau:
Người tổ chức truyền thông – S (Source, Sender)
Cần xác định ai là người tổ chức truyền thông. Người tổ chức có thể là cá nhân, nhóm, doanh nghiệp, tổ chức hoặc chính phủ. Việc làm rõ câu hỏi này giúp phân chia công việc cho từng vai trò cụ thể, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc triển khai các chiến lược truyền thông và tiếp thị.
Nội dung truyền thông – M (Message)
Để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu đến khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng nội dung truyền thông phù hợp. Nội dung này phải xác định rõ đối tượng mà thông điệp hướng đến, từ đó giúp doanh nghiệp định hình kế hoạch truyền thông cụ thể và chi tiết nhất.
Kênh truyền thông – C (Channel)
Mô hình truyền thông của Lasswell giúp các nhà quản trị xác định kênh tiếp thị truyền thông phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng phương tiện truyền thông không chỉ giúp thu hút khách hàng tiềm năng mà còn nâng cao nhận diện thương hiệu. Các kênh có thể bao gồm truyền hình, radio, mạng xã hội, báo chí, email, điện thoại, và nhiều hình thức khác.
Khán giả mục tiêu – R (Receiver)
Khán giả mục tiêu có thể là cá nhân, một nhóm, tổ chức hoặc công chúng rộng lớn, tùy thuộc vào mục đích và nội dung của thông điệp truyền thông.
Hiệu quả truyền thông – E (Effect)
Yếu tố cuối cùng trong mô hình truyền thông Lasswell đề cập đến tác động mà thông điệp truyền thông có thể mang lại cho người nhận. Ví dụ, thông điệp có thể giúp người nhận hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc thậm chí thay đổi nhận thức và hành vi của họ đối với những gì được quảng bá.

Case study về mô hình truyền thông của Lasswell
Chiến dịch “Share A Coke” của Coca Cola
Ai là người tổ chức truyền thông?
Người gửi thông điệp trong chiến dịch này là Coca-Cola, một trong những thương hiệu đồ uống nổi tiếng và uy tín nhất trên toàn cầu.
Nội dung truyền thông nói gì?
Thông điệp chính của chiến dịch là “Chia sẻ một chai Coke” (Share a Coke). Coca-Cola không chỉ muốn quảng bá sản phẩm mà còn mong muốn khuyến khích người tiêu dùng tạo sự kết nối cảm xúc giữa mọi người. Nhằm khẳng định Coca-Cola là sự lựa chọn gắn kết trong những khoảnh khắc quan trọng của cuộc sống.
Thực hiện truyền thông qua kênh nào?
Coca-Cola đã tận dụng truyền thông đa kênh để lan tỏa thông điệp. Các quảng cáo truyền hình với hình ảnh mọi người chia sẻ chai Coke tạo sự gần gũi, dễ tiếp cận. Đồng thời, sử dụng mạng xã hội như Facebook và Twitter để khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ trải nghiệm của họ thông qua hashtag #ShareACoke
Ai là người nhận thông điệp?
Chiến dịch tập trung vào đối tượng giới trẻ từ 18 đến 24 tuổi, đặc biệt là những người sử dụng mạng xã hội thường xuyên. Đây là nhóm người có xu hướng tham gia vào các hoạt động sáng tạo và chia sẻ những trải nghiệm cá nhân.
Hiệu quả mang lại là gì?
Chiến dịch “Share a Coke” đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Coca-Cola đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh thu bán hàng trong mùa hè. Đồng thời, chiến dịch tạo ra hàng triệu cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, làm nổi bật hình ảnh thương hiệu.
Bằng cách khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung, Coca-Cola đã khiến họ cảm thấy như những “Giám đốc sáng tạo” của thương hiệu, từ đó tạo dựng sự gắn kết lâu dài với khách hàng.

Chiến dịch “Don’t Call Me Precious” của Nike
Ai là người tổ chức truyền thông?
Người tổ chức truyền thông là Nike, một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới. Nike đã sử dụng uy tín và hình ảnh của mình để thu hút sự chú ý và tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng.
Nội dung truyền thông nói gì?
Thông điệp chính của chiến dịch là khuyến khích các bậc phụ huynh Trung Quốc cho phép con cái tham gia thể thao, bất chấp sự lo lắng về chấn thương hoặc cảm xúc tiêu cực khi thua cuộc.
Nike nhấn mạnh rằng thể thao là một cơ hội để trẻ em phát triển sự gan dạ, quyết tâm và dũng cảm, thay vì chỉ bảo vệ và nuông chiều. Thông qua thông điệp “Đừng gọi con là bảo bối” của Nike muốn thay đổi quan điểm của xã hội về việc nuôi dạy con cái, khuyến khích cha mẹ để trẻ em tự tin và mạnh mẽ.
Thực hiện truyền thông qua kênh nào?
Chiến dịch được triển khai qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm video quảng cáo với sự tham gia của các vận động viên trẻ, các cuộc phỏng vấn sâu với phụ huynh để lắng nghe quan điểm của họ, meme hài hước trên mạng xã hội, biển quảng cáo ngoài trời, và các sự kiện liên quan.
Ai là người nhận thông điệp?
Đối tượng chính mà chiến dịch hướng đến là các bậc phụ huynh Trung Quốc, đặc biệt là những người nuôi dạy con cái theo kiểu bảo bọc quá mức. Ngoài ra, chiến dịch cũng nhắm đến trẻ em từ 10 đến 13 tuổi, những người có thể tham gia vào các hoạt động thể thao mà không sợ hãi hay lo lắng về thất bại.
Hiệu quả mang lại là gì?
Chiến dịch “Don’t Call Me Precious” đã thành công lớn, không chỉ ở việc thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh mà còn tạo ra một cơn sốt truyền thông tại Trung Quốc.
Chiến dịch không chỉ giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu mà còn giành giải thưởng tại CLIO Awards 2019, khẳng định thành công của chiến dịch trong ngành quảng cáo thể thao.

So sánh mô hình truyền thông Lasswell và mô hình truyền thông 2 chiều
Tiêu chí | Mô hình truyền thông Lasswell | Mô hình truyền thông 2 chiều |
Hướng giao tiếp | Quá trình truyền thông diễn ra 1 chiều từ người gửi đến người nhận, mà không có sự tương tác qua lại | Quá trình truyền thông như một cuộc trao đổi hai chiều, nơi người gửi không chỉ phát đi thông điệp mà còn nhận phản hồi từ người nhận |
Yếu tố chính | 5 yếu tố chính: Ai nói? Nói gì? Qua kênh nào? Cho ai? Hiệu quả mang lại là gì? | Sự tương tác giữa người gửi và người nhận |
Phản hồi | Không có | Có |
Mục tiêu | Truyền tải thông tin | Tạo ra sự hiểu biết và tương tác |
Đặc điểm giao tiếp | Đơn giản hóa, tập trung vào người gửi và thông điệp | Phức tạp hơn, linh hoạt với phản hồi liên tục |

Kết luận
Mô hình truyền thông Lasswell dù ra đời từ lâu, vẫn giữ nguyên giá trị và ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Hiểu rõ 5 yếu tố cơ bản: Nguồn, thông điệp, kênh, người nhận và hiệu ứng, sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch truyền thông hiệu quả hơn.
Với kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về mô hình này, Navee Media cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thông bền vững giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và giải pháp phù hợp cho thương hiệu của bạn!
Thông tin liên hệ Navee Media:
- Địa chỉ: 13 Cao Thắng, Phường 02, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: nhulq@navee.asia
- Số điện thoại: 0933767095